[tintuc]1. Tưới ẩm cho bonsai
Một cây Bonsai có thể chết nếu không có nước. Tưới nước đúng lịch thường chỉ mất công sức, nhưng bù lại nước sẽ thấm sâu vào cây. Khi đã trồng cây vào chậu với hỗn hợp đất bạn lựa chọn việc chăm sóc sẽ dễ dàng hơn.
Dù Bonsai phụ thuộc vào việc tưới nước đều đặn, nhưng trên thực tế nhiều cây đã chết vì úng ngập hơn là khô hạn.
Nước nhiều vì tưới quá lâu sẽ làm cho rễ không nhận được oxy, sau đó nó sẽ bị chết và bắt đầu thối rữa. Do đó điều quan trọng cần lưu ý là: không bao giờ tưới nước cho cây cảnh (bonsai) khi nó không cần nước.
1.1. Thời điểm tưới nước cho cây cảnh
Vần đề chính đi kèm với nước mà cây cần là làm sao đoán được sự ẩm ướt của đất ở bên dưới bề mặt có vẻ như hoàn toàn khô hạn, bạn có thể cào một lớp đất mỏng trên bề mặt chậu để quan sát và đoán biết độ ẩm của đất. Tuy nhiên, có một cách rất dễ để biết độ ẩm ở đất sâu bên dưới chậu là bao nhiêu: cầm một cây đũa bằng gỗ mềm và đẩy nó sâu xuống đất, bằng mọi cách phải sâu xuống đáy chậu. Nếu cảm thấy rễ đâm vào rễ bạn hãy thử một chỗ khác của chậu, góc chậu là tốt nhất. Giữ yên đũa khoảng 20 phút, sau đó lấy ra và sờ dưới cuối của phần đã chôn vào đất. Nếu thấy ẩm, chưa cần phải tưới nước, nếu thấy khô thì cần phải bổ sung nước ngay cho cây. Nên tưới nước vào buổi sáng và chiều mát, không nên tưới nước vào lúc trời nắng gắt.
1.2. Cách tưới nước cho bonsai
- Tưới bình: Dùng ô doa tưới cho chậu cây, lưu ý chọn doa tạo ra dòng nước nhỏ để trành làm trôi đất và làm đất chặt bí. Không nên dùng xô, thùng tưới nước đổ thẳng nước vào gốc cây sẽ làm đất nhanh bị dí chặt, trôi màu thậm chí tưới rồi cây vẫn chết vì đất quá chặt không thấm được nước.
- Tưới phun mưa: đây là cách tưới phổ biến hiện nay. Tưới nước từ trên xuống với bình tưới có vòi sen là tốt nhất. Nếu bạn không dung bình tưới vòi sen, nước không thấm đều vào đất.
- Tưới kiểu nhỏ giọt thấm dần: Thường áp dụng trong trường hợp khi đi vắng 2 - 3 ngày mà vẫn tưới được cho cây. Cách làm như sau: đổ nước vào bình, can treo lên cao và dùng bấc đèn hay giẻ quấn chặt vào gốc cây rồi nối vào bình nước, cho nước ngấm từ từ duy trì được sự sống của cây.
- Ngâm chậu: Phương pháp này là một cách giải quyết khẩn cấp, chỉ cần thiết khi đất đã quá khô đến mức độ đẩy nước ra hoặc khi các loại đất có thành phần chủ yếu là đất sét đã trở nên quá cứng. Trong trường hợp như thế, bề ngoài có thể nhìn thấy mặt đất ẩm ướt, tạo cảm giác đất đã được thấm nước đều nhưng trên thực tế phía dước đất vẫn còn khô hạn. Bạn nên ngâm chậu vào nước, hạ thấp từ từ chậu vào nước, cho đến khi nước đã ngập đất. Lúc này bọt khí sẽ bắt đầu sủi lên. Đất chỉ thực sự ướt đều khi không còn các bọt khí. Khi ban đem chậu ra khỏi nước, chậu phải nặng hơn, nếu không nặng đất vãn chưa thấm nước đầy đủ.
2. Bón phân cho cây cảnh nghệ thuật
Nhìn vào nhãn của bất kỳ gói phân nào bạn sẽ thấy các chữ đầu N, P, K đều có ba con số đi theo. Các số này cho biết tỷ lệ giữa ba chất dinh dưỡng này và nồng độ tương quan của phân bón. Số cao chỉ nồng độ cô đọng của chất dinh dưỡng cao.
VD: NPK 6:6:6 là một loại phân bón cân bằng với nồng độ vừa phải, trong khi đó NPK 20:5:5 là phân có hàm lượng N cao, loại này thường dùng để bón cho thảm cỏ.
Ngoài ra, gói phân cũng liệt kê các chi tiết tỷ lệ pha loãng và sử dụng. Bạn làm theo hướng dẫn này là điều quan trọng vì dùng ít hơn liều thì nồng độ sẽ giảm đi. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều phân bón có thể làm “sót” rễ gây hư hại cho cây. Nói chung, dùng ít hơn liều lượng vẫn tốt hơn là dùng quá nhiều.
2.1. Thời điểm bón phân cho bonsai
- Triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng: Mỗi nguyên tố dinh dưỡng cây trồng đều có một vai trò nhất định, sự thiếu hụt của bất kỳ nguyên tố nào đều ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây. Sự thiếu hụt này có thể do đất trồng không thỏa mãn và việc bón bổ sung dinh dưỡng không đủ hoặc bón đủ nhưng cây trồng không sử dụng được, hoặc bón mất cân đối.
Triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng ở cây trồng được thể hiện dưới đây:
Thiếu dinh dưỡng đa lượng trên cây trồng
+ Thiếu Đạm (N): Sinh trưởng còi cọc, xuất hiện màu xanh lợt đến vàng nhạt trên các lá già, bắt đầu từ chóp lá. Tiếp đó là các lá già bị chết hoặc bị rụng tùy theo mức độ thiếu. Khi thiếu trầm trọng số hoa bị giảm nhiều, hàm lượng protein thấp hơn.
+ Thiếu Lân (P2O5hh): Cây còi cọc toàn bộ, các lá trưởng thành có màu xanh sẫm đến lam lục, rễ bị kìm hãm. Khi thiếu trầm trọng lá và thân có vết tím, thân mảnh, không có hoặc phát triển kém về hạt, quả kém phát triển.
+ Thiếu Kali (K2Ohh): Úa vàng dọc mép lá, chóp lá già chuyển nâu, sau đó các triệu chứng này dần phát tnển vào phía trong theo chiều từ chóp látrở xuống, từ mép lá trở vào. Cây phát triển chậm và còi cọc, thân yếu, cây dễ bị đổ ngân.
Thiếu dinh dưỡng trung lượng trên cây trồng
+ Thiếu Canxi (Ca): Thiếu canxi thường ít thấy trên đống ruộng vì các ảnh hưởng phụ gân liền với độ chua hạn chế sinh trưởng. Các lá non của cây mới trồng thường bị ảnh hưởng trước tiên. Chúng bị biến dạng, nhỏ và có màu xanh lụa sẫm không bình thường. Lá có hình đài hoa và quăn, các chồi tận cùng suy thoái, sinh trưởng của rễ bị suy yếu, cổ rễ thường gãy. Định sinh trưởng (chồi tận cùng) của cây bị khô khi thiếu nặng, chồi và hoa rụng sớm, cấu trúc thân bị yếu.
+ Thiếu Magiê (Mg): Úa vàng ởphần thiṭgiữa các gân lá, chủ yếu ởlá già do diệp lục tố hình thành không đầy đủ, gây nên vết sọc hoặc vết không liên tục. Khi thiếu trầm trọng có thể bị khô và chết. Lá nhỏ, giòn ởthời kỳ cuối và mép lá cọng lên. Nhánh yếu và dễ bị nấm bệnh tấn công, trường bị rụng lá sớm.
+ Thiếu lưu huỳnh (S): Các lá non trở nên xanh vàng nhẹ hoặc vàng lợt, sinh trưởng của chồi bị hạn chế, ảnh hưởng đến số hoa. Thân cứng, hóa gỗ sớm và đường kinh́ thân nhỏ.
Triệu chứng thiếu dinh dưỡng vi lượng trên cây trồng
+ Thiếu kẽm (Zn): Xuất hiện chủ yếu trên các lá đã trưởng thành hoàn toàn (lá thứ 2 và 3 từ trên xuống).
+ Thiếu đồng (Cu): Ở cây ngũ cốc xuất hiện m àu vàng và quăn phiến lá, số bông bị hạn chế, hạt kém phát triển.
+ Thiếu Fe: Úa vàng ở các gân lá điển hình, các lá non bị ảnh hưởng trước tiên, đỉnh và mép lá giữ màu xanh lâu nhất. Trường hợp thiếu nặng, toàn bộ thịt và gân lá chuyển vàng và cuối cùng trở thành trắng nhợt.
- Yêu cầu phân bón cho cây Bonsai: Bón phân cho cây Bonsai có nghĩa là chú ý đến đến các nhu cầu chuyên biệt của cây ở mỗi giai đoạn phát của nó, cung cấp cho nó đúng những chất dinh dưỡng mà nói cần và vào đúng lúc. Mặc dầu đúng là các yếu tố cần thiết cho tăng trưởng của cây là lấy từ nước, không khí và đất, nhưng cũng đúng các cây. Bonsai không phải luôn luôn có được những điều kiện tối ưu cho sự sống còn của chúng ở trong những chậu nhỏ phân bón có thể giúp cho chúng thích nghi được với những điều kiện dưới mức lý tưởng vì lượng đất trồng rất ít nên thỉnh thoảng phải bón phân cho cây.
Một số nguyên tắc khi chọn và sử dụng phân bón cho cây cảnh nghệ thuật
+ Thăm dò các nhu cầu chuyên biệt của cây.
+ Lập kế hoạch bón phân, phân hữu cơ phải được bón ít nhất là một tháng sớm hơn phân hóa học.
+ Nếu sang chậu (và như thế là thay đất ) mỗi năm, thì có thể giảm được các nguy cơ bất ngờ nếu dùng phân hóa học
+ Tưới nước thường xuyên có xu hướng làm trôi các chất dinh dưỡng: do đó nên bón phân thêm vào mùa mưa và mùa khô; nếu dùng phân hóa học thì hai tuần bón một lần.
+ Không nên bón phân vào thời kỳ nóng nhất trong năm
+ Nếu bón phân hoá học thì chỉ nên dùng phân nửa liều lượng do nhà sản xuất khuyến cáo ; nếu dùng phân hữu cơ ở thể khô, thì chỉ nên bón hai lần trong một năm vào đầu mùa tăng trưởng (mùa mưa) và cuối mùa khô.
+ Không nên bón phân cho cây khi mới thay chậu, chỉ bón khi cây đã tái tạo đủ rễ và lá.
2.2. Các loại phân bón cho cây cảnh
Phân hữu cơ: Thường được sử dụng để trồng cây cảnh vì chúng phân hủy chậm, giải phóng các chất dinh dưỡng thông qua hoạt động của các vi sinh vật trong đất. Khi sử dụng phân hữu có cần phải chọn các loại phân đã được ngâm ủ và hoai mục. Phân vô cơ: phân NPK, DAP, phân bón qua lá...
2.3. Cách bón phân cho bonsai
Vì lượng đất trồng ít nên thường một năm ta bón hai lần cho cây, một lần vào mùa khô và một lần vào mùa mưa. Cây đang phát triển thì bón nhiều còn cây đã định hình thì bón ít, những loại cây thay lá theo mùa thì bón sau khi lá rụng, không nên bón phân cho cây khi cây đang tạo nụ, trổ hoa, ra trái vì chúng có thể gây hiện tượng rung hoa trái.
Thường một năm bón phân 2 lần: một lần vào mùa khô (ít) và một lần vào mùa mưa (nhiều). Lượng phân bón: tùy tình trạng, tùy loài cây và tùy theo mùa, cây đang phát triển thì cần nhiều, cây đã thành thục thì cần ít hơn Những loài cây cho ra một đợt chồi mỗi năm thì chỉ bón phân vào lúc cây trưởng thành.
Những loài cây ra chồi quanh năm thì bón phân đều đặn hơn, mỗi lần một ít.
Những loài thay lá thì nên bón phân sau khi lá rụng. Bón phân vào mùa khô hay mùa lá rụng sẽ làm cho thân cây Bonsai dày lên và cứng nhấc hơn.
Không nên bón phân khi cây đang cây tạo nụ hoặc đang trổ hoa ra trái vì chúng sẽ rung̣ hoặc bi ̣"cháy". Không bón phân cho những cây vừa mới thay đất, thay chậu, nên đợi 3 tháng sau cho cây tái tạo đủ rễ rồi hãy bón phân. Phân bón thuộc loại vô cơ (gọi là phân hóa học) hay hữu cơ cũng đều có chứa những nguyên tố mà ta có thể phân ra thành nguyên tố đa lượng và nguyên tố trung, vi lượng. Đạm, lân và kali được gọi là nguyên tố đa lượng là vì cây sử dụng chúng với mỗi lượng lớn, còn nguyên tố trung, vi lượng như Manhê, Bo, Kẽm, Mangan, Canxi, Sắt, Đồng, Molybden: thì cây chỉ cần thiết ít à thôi. Mặc dầu các nguyên tố trên đây là cần thiết cho sự tăng trưởng và hoạt động của cây, nhưng nếu bón với những liều lượng không đúng thì có thể ức chế cây (cây bị ngộ độc vi lượng).
Do đó, tốt hơn nên dùng những loại phân bón đã được pha trộn đầy đủ. Lúc bón phân cần phải chú ý đến mùa màng và loài cây. Vào mùa mưa, phân bón có chứa nhiều đạm sẽ giúp cho lá tăng trưởng mùa khô thì bón phân có kali nhiều hơn để trợ lực cho sự phát triển thân và cành. Cây có hoa và trái thì cần được bón nhiều Lân vào đầu mùa mưa hoặc trước khi trổ hoa.
Phân bón cho cây Bonsai cần có 3 chất căn bản là: N-P-K theo tỷ lệ tương ứng là 50-30-20; Tác dụng của các yếu tố đa lượng đối với cây trồng: Đạm (N) nói chung là giúp cây tăng trưởng - Lân (P2O5hh): giúp điều hòa các chức năng sinh sản ra hoa kết trái - Kali (K2Ohh): giúp tạo và vận chuyển nhựa trổ hoa sinh trái.
Bánh dầu (bánh dầu đậu phộng, bánh dầu dừa, bánh dầu hạt cao su...) thường được dùng cho kiểng Bonsai vì nó làm cho màu lá đẹp hơn. Nên bón thêm kali với bánh dầu thì càng tốt có thể dùng bột xương, bột cá, tro gỗ, tro rơm - hòa với nước để tưới: một muỗng cà phê phân trong 15 lít nước tưới 15 ngày 1 lần.
Tuy nhiên người ta ưa dùng phân viên để trên mặt đất. Lấy phân bội tẩm nước nhồi thành viên nhỏ khoảng đầu ngón tay cái. Trung bình nếu đường kính của chậu là 10 - 15 cm thì dùng 1 muỗng cà phê phân bột để vo thành viên. Tuy nhiên số lượng chính xác thì còn tùy thuộc mùa, tuổi và chủng loại cây. Các cụm phân phải đặt ở vùng giữa bờ chậu và gốc cây, nếu đặt gần gốc thì có thể cháy rễ, nếu đặc gần bờ chậu thì có thể bị nước tưới cuốn trôi đi.
Cũng giống như trường hợp của đất, việc sử dụng phân để trồng Bonsai cũng có nhiều quan điểm khác nhau; một điều phân vân thường nghe nhắc đến là nên dùng phân hoá học là phân hữu cơ hay ngược lại để bón cho cây cảnh? muốn giải đáp điều nay thì phải xét đến thời gian mà cây cần để đồng hóa các nguyên tố trong phân bón. Phân hóa hoc̣ thì được đồng hóa nhanh, còn phân hữu cơ thì thường là tác động chậm và cần một hoặc hai tháng khi có hiệu quả đối với cây. Mặt khác, loại phân bón hữu cơ đặc hiệu cho Bonsai, mặc dầu không phải dễ tìm, nhưng không bao giờ gây ra những bất ngờ phiền phức.
Nguồn: Giáo trình nghề tạo dáng và chăm sóc cây cảnh - Bộ NN&PT NT [/tintuc]