Hotline mua hàng 0988 666 215 - 0976 117 002

Phân bón cây trồng ĐP

[tintuc] Nhận thấy bà con vẫn còn lúng túng trong việc bón phân, Bác sĩ Nông học hy vọng qua loạt bài này sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về phân bón và những hiểu biết trong việc sử dụng phân bón có hiệu quả.  Mong bà con bổ sung và nâng cao nhận thức để việc chăm sóc bón phân cho cây trồng đạt hiệu quả cao nhất.


Từ lâu các nhà khoa học đã khuyến cáo bón phân cho cây trồng phải đảm bảo 4 yêu cầu: Đúng lúc, đúng cách, đúng loại phân và đúng liều lượng; hay còn được gọi là phương pháp “4 đúng”. Nguyên lý trên được áp dụng cho tất cả cây trồng, các loại đất cũng như các điều kiện khác nhau. Nhưng việc vận dụng cho từng thửa ruộng, điều kiện cụ thể thì nông dân cần có kiến thức và kinh nghiệm.


1. Đúng loại:
– Sử dụng đúng loại phân mà cây trồng yêu cầu và phù hợp với từng loại đất. Vì vậy cần phải hiểu rõ yêu cầu của từng loại cây: cần loại phân gì, tỷ lệ bao nhiêu tùy theo từng thời kỳ sinh trưởng, và nó được trồng trên loại đất có tính chất ra sao…
– Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Có loại cây ở giai đoạn sinh trưởng cần kali hơn đạm; cũng có loại cây ở thời kỳ phát triển lại cần đạm hơn kali. Bón đúng loại phân mà cây cần mới phát huy hiệu quả.
- Cây trồng yêu cầu phân gì bón phân đó. Phân bón có nhiều loại, nhưng có 4 loại chính là: N, P, K, S; mỗi loại có chức năng riêng. Bón phân không đúng yêu cầu, không phát huy được hiệu quả còn gây hại cho cây.
Ví dụ: Giai đoạn đầu của hầu hết các loại cây trồng đều cần loại phân có hàm lượng Đạm cao hơn. Nếu dùng phân hỗn hợp NPK để bón cho cây thì chọn loại có hàm lượng đạm cao như: NPK 20-10-10, NPK16-16-8,….
– Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ ổn định của môi trường đất. Đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axít cao quá ngưỡng ; đất kiềm không bón các loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng.
Ví dụ: Ở vùng đất quá chua, phèn thì nên sử dụng phân lân nung chảy hoặc lân có trong NPK để bón cho cây. Không nên sử dụng phân có gốc axít (phân lân supe) sẽ làm tăng độ chua của đất, cây không hấp thu được dinh dưỡng, bộ rễ không phát triển được.
2. Đúng liều
– Liều dùng là bao nhiêu? Hầu hết trên nhãn bao bì đều có hướng dẫn. Để sử dụng đúng liều lượng phân bón nhằm tiết kiệm được kinh tế, phù hợp với yêu cầu của cây trồng, tránh lãng phí phân bón, thì người sử dụng phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và kết hợp với quan sát hình thái và tình trạng của cây, đất đai nơi trồng cây, thời tiết, mùa vụ để quyết định bón lượng phân thích hợp.
Ví dụ: Vụ đông xuân ở miền bắc, thời tiết lạnh làm cho cây trồng hút ít dinh dưỡng hơn các vụ khác thì nên bón với số lượng ít hơn vừa tiết kiệm được chi phí lại không gây lãng phí.
– Trong canh tác, nông dân cũng có thể tùy theo sức sinh trưởng, sức đậu và nuôi trái của cây trồng mà gia giảm lượng phân cho tương đối, bên cạnh đó cũng cần lưu ý điều kiện thổ nhưỡng và pH của môi trường đất.
Ví dụ: Trên bao bì sản phẩm phân bón lá có ghi pha 10 g cho một bình 8 – 10 lít, lắc đều cho tan. Thì phải pha đúng theo hướng dẫn nếu pha với lượng nước ít hơn thì sẽ làm cháy lá, nhiều hơn thì hiệu quả không cao…
3. Đúng lúc
– Đúng lúc là bón đúng lượng phân và đúng loại phân khi cây trồng cần. Trong suốt thời kỳ sống, cây trồng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển, vì vậynên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều, sai nguyên tắc. Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng nông sản thấp.
Ví dụ: Để cây ăn trái ra bông và đậu trái nhiều thì ta phải bón phân cho cây ở thời điểm chuẩn bị ra bông và trong thời kỳ nuôi dưỡng trái bón thêm phân bón lá…
4. Đúng cách
– Bón đúng cách là bón phân sao cho cây trồng hấp thu hiệu quả nhất lượng phân bón vào (đúng theo hướng dẫn của nhà SX).
– Một khi đã xác định được đúng phân, thuốc, pha đúng liều lượng và chọn đúng thời điểm để xử lý mà cách dùng lại không đúng thì làm giảm tối đa hiệu quả sử dụng.
Ví dụ: Phân bón lá thì phải phun vào lúc trời mát, khoảng 8–10 giờ sáng hoặc 15–17 giờ chiều, thì lúc đó cây mới không bị cháy lá, hấp thu tối đa lượng phân được phun…
– Sử dụng phân phun qua lá sẽ không mang lại hiệu quả mà ngược lại sẽ làm tổn thương cây (cháy lá) nếu sử dụng không đúng cách. Lá cây trồng, ngoài chức năng quang hợp còn có vai trò thoát hơi nước qua hệ thống khí khổng, đó là những lỗ nhỏ li ti nằm phần lớn ở mặt dưới lá và cũng chính nơi đây mới có điều kiện hấp thu phân qua lá. Do đó khi sử dụng phân phun qua lá cần phải phun tập trung ở mặt dưới lá.
– Trong sử dụng phân bón hữu cơ khuyến cáo khi bón phân hãy đào rãnh và bón vòng theo hình chiếu của tán cây, phân hóa học như NPK bón theo đường rãnh cách  gốc 2/3 hình chiếu của tán cây, bởi cây nhận được phân qua hệ thống lông hút của rễ, mà hệ thống lông hút lại tập trung ở gần đầu chóp rễ và tồn tại không quá 24 tiếng do quy luật phát triển của cả hệ thống rễ, bên cạnh đó phân khi bón vào đất phải có quá trình hòa tan, phân ly tạo các ion và bám vào keo đất. Do đó bón phân theo hình chiếu tán, để phân có thời gian hòa tan, rễ có thời gian tìm đến để hấp thu phân.
* Việc sử dụng đúng 04 nguyên tắc trên ngoài việc giảm tối đa chi phí đầu vào cho việc sản xuất hàng nông sản còn làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, và không gây ảnh hưởng đến môi trường.

Theo báo Nông Nghiệp Việt Nam[/tintuc]

[tintuc]1. Tưới ẩm cho bonsai

Một cây Bonsai có thể chết nếu không có nước. Tưới nước đúng lịch thường chỉ mất công sức, nhưng bù lại nước sẽ thấm sâu vào cây. Khi đã trồng cây vào chậu với hỗn hợp đất bạn lựa chọn việc chăm sóc sẽ dễ dàng hơn.

Dù Bonsai phụ thuộc vào việc tưới nước đều đặn, nhưng trên thực tế nhiều cây đã chết vì úng ngập hơn là khô hạn.

Nước nhiều vì tưới quá lâu sẽ làm cho rễ không nhận được oxy, sau đó nó sẽ bị chết và bắt đầu thối rữa. Do đó điều quan trọng cần lưu ý là: không bao giờ tưới nước cho cây cảnh (bonsai) khi nó không cần nước.


1.1. Thời điểm tưới nước cho cây cảnh

Vần đề chính đi kèm với nước mà cây cần là làm sao đoán được sự ẩm ướt của đất ở bên dưới bề mặt có vẻ như hoàn toàn khô hạn, bạn có thể cào một lớp đất mỏng trên bề mặt chậu để quan sát và đoán biết độ ẩm của đất. Tuy nhiên, có một cách rất dễ để biết độ ẩm ở đất sâu bên dưới chậu là bao nhiêu: cầm một cây đũa bằng gỗ mềm và đẩy nó sâu xuống đất, bằng mọi cách phải sâu xuống đáy chậu. Nếu cảm thấy rễ đâm vào rễ bạn hãy thử một chỗ khác của chậu, góc chậu là tốt nhất. Giữ yên đũa khoảng 20 phút, sau đó lấy ra và sờ dưới cuối của phần đã chôn vào đất. Nếu thấy ẩm, chưa cần phải tưới nước, nếu thấy khô thì cần phải bổ sung nước ngay cho cây. Nên tưới nước vào buổi sáng và chiều mát, không nên tưới nước vào lúc trời nắng gắt.

1.2. Cách tưới nước cho bonsai

- Tưới bình: Dùng ô doa tưới cho chậu cây, lưu ý chọn doa tạo ra dòng nước nhỏ để trành làm trôi đất và làm đất chặt bí. Không nên dùng xô, thùng tưới nước đổ thẳng nước vào gốc cây sẽ làm đất nhanh bị dí chặt, trôi màu thậm chí tưới rồi cây vẫn chết vì đất quá chặt không thấm được nước.

- Tưới phun mưa: đây là cách tưới phổ biến hiện nay. Tưới nước từ trên xuống với bình tưới có vòi sen là tốt nhất. Nếu bạn không dung bình tưới vòi sen, nước không thấm đều vào đất.

- Tưới kiểu nhỏ giọt thấm dần: Thường áp dụng trong trường hợp khi đi vắng 2 - 3 ngày mà vẫn tưới được cho cây. Cách làm như sau: đổ nước vào bình, can treo lên cao và dùng bấc đèn hay giẻ quấn chặt vào gốc cây rồi nối vào bình nước, cho nước ngấm từ từ duy trì được sự sống của cây.

- Ngâm chậu: Phương pháp này là một cách giải quyết khẩn cấp, chỉ cần thiết khi đất đã quá khô đến mức độ đẩy nước ra hoặc khi các loại đất có thành phần chủ yếu là đất sét đã trở nên quá cứng. Trong trường hợp như thế, bề ngoài có thể nhìn thấy mặt đất ẩm ướt, tạo cảm giác đất đã được thấm nước đều nhưng trên thực tế phía dước đất vẫn còn khô hạn. Bạn nên ngâm chậu vào nước, hạ thấp từ từ chậu vào nước, cho đến khi nước đã ngập đất. Lúc này bọt khí sẽ bắt đầu sủi lên. Đất chỉ thực sự ướt đều khi không còn các bọt khí. Khi ban đem chậu ra khỏi nước, chậu phải nặng hơn, nếu không nặng đất vãn chưa thấm nước đầy đủ.

2. Bón phân cho cây cảnh nghệ thuật

Nhìn vào nhãn của bất kỳ gói phân nào bạn sẽ thấy các chữ đầu N, P, K đều có ba con số đi theo. Các số này cho biết tỷ lệ giữa ba chất dinh dưỡng này và nồng độ tương quan của phân bón. Số cao chỉ nồng độ cô đọng của chất dinh dưỡng cao.

VD: NPK 6:6:6 là một loại phân bón cân bằng với nồng độ vừa phải, trong khi đó NPK 20:5:5 là phân có hàm lượng N cao, loại này thường dùng để bón cho thảm cỏ.

Ngoài ra, gói phân cũng liệt kê các chi tiết tỷ lệ pha loãng và sử dụng. Bạn làm theo hướng dẫn này là điều quan trọng vì dùng ít hơn liều thì nồng độ sẽ giảm đi. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều phân bón có thể làm “sót” rễ gây hư hại cho cây. Nói chung, dùng ít hơn liều lượng vẫn tốt hơn là dùng quá nhiều.

2.1. Thời điểm bón phân cho bonsai

- Triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng: Mỗi nguyên tố dinh dưỡng cây trồng đều có một vai trò nhất định, sự thiếu hụt của bất kỳ nguyên tố nào đều ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây. Sự thiếu hụt này có thể do đất trồng không thỏa mãn và việc bón bổ sung dinh dưỡng không đủ hoặc bón đủ nhưng cây trồng không sử dụng được, hoặc bón mất cân đối.

Triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng ở cây trồng được thể hiện dưới đây:
Thiếu dinh dưỡng đa lượng trên cây trồng
+ Thiếu Đạm (N): Sinh trưởng còi cọc, xuất hiện màu xanh lợt đến vàng nhạt trên các lá già, bắt đầu từ chóp lá. Tiếp đó là các lá già bị chết hoặc bị rụng tùy theo mức độ thiếu. Khi thiếu trầm trọng số hoa bị giảm nhiều, hàm lượng protein thấp hơn.

+ Thiếu Lân (P2O5hh): Cây còi cọc toàn bộ, các lá trưởng thành có màu xanh sẫm đến lam lục, rễ bị kìm hãm. Khi thiếu trầm trọng lá và thân có vết tím, thân mảnh, không có hoặc phát triển kém về hạt, quả kém phát triển.

+ Thiếu Kali (K2Ohh): Úa vàng dọc mép lá, chóp lá già chuyển nâu, sau đó các triệu chứng này dần phát tnển vào phía trong theo chiều từ chóp látrở xuống, từ mép lá trở vào. Cây phát triển chậm và còi cọc, thân yếu, cây dễ bị đổ ngân.

Thiếu dinh dưỡng trung lượng trên cây trồng
+ Thiếu Canxi (Ca): Thiếu canxi thường ít thấy trên đống ruộng vì các ảnh hưởng phụ gân liền với độ chua hạn chế sinh trưởng. Các lá non của cây mới trồng thường bị ảnh hưởng trước tiên. Chúng bị biến dạng, nhỏ và có màu xanh lụa sẫm không bình thường. Lá có hình đài hoa và quăn, các chồi tận cùng suy thoái, sinh trưởng của rễ bị suy yếu, cổ rễ thường gãy. Định sinh trưởng (chồi tận cùng) của cây bị khô khi thiếu nặng, chồi và hoa rụng sớm, cấu trúc thân bị yếu.

+ Thiếu Magiê (Mg): Úa vàng ởphần thiṭgiữa các gân lá, chủ yếu ởlá già do diệp lục tố hình thành không đầy đủ, gây nên vết sọc hoặc vết không liên tục. Khi thiếu trầm trọng có thể bị khô và chết. Lá nhỏ, giòn ởthời kỳ cuối và mép lá cọng lên. Nhánh yếu và dễ bị nấm bệnh tấn công, trường bị rụng lá sớm.

+ Thiếu lưu huỳnh (S): Các lá non trở nên xanh vàng nhẹ hoặc vàng lợt, sinh trưởng của chồi bị hạn chế, ảnh hưởng đến số hoa. Thân cứng, hóa gỗ sớm và đường kinh́ thân nhỏ.

Triệu chứng thiếu dinh dưỡng vi lượng trên cây trồng
+ Thiếu kẽm (Zn): Xuất hiện chủ yếu trên các lá đã trưởng thành hoàn toàn (lá thứ 2 và 3 từ trên xuống).

+ Thiếu đồng (Cu): Ở cây ngũ cốc xuất hiện m àu vàng và quăn phiến lá, số bông bị hạn chế, hạt kém phát triển.

+ Thiếu Fe: Úa vàng ở các gân lá điển hình, các lá non bị ảnh hưởng trước tiên, đỉnh và mép lá giữ màu xanh lâu nhất. Trường hợp thiếu nặng, toàn bộ thịt và gân lá chuyển vàng và cuối cùng trở thành trắng nhợt.

- Yêu cầu phân bón cho cây Bonsai: Bón phân cho cây Bonsai có nghĩa là chú ý đến đến các nhu cầu chuyên biệt của cây ở mỗi giai đoạn phát của nó, cung cấp cho nó đúng những chất dinh dưỡng mà nói cần và vào đúng lúc. Mặc dầu đúng là các yếu tố cần thiết cho tăng trưởng của cây là lấy từ nước, không khí và đất, nhưng cũng đúng các cây. Bonsai không phải luôn luôn có được những điều kiện tối ưu cho sự sống còn của chúng ở trong những chậu nhỏ phân bón có thể giúp cho chúng thích nghi được với những điều kiện dưới mức lý tưởng vì lượng đất trồng rất ít nên thỉnh thoảng phải bón phân cho cây.

Một số nguyên tắc khi chọn và sử dụng phân bón cho cây cảnh nghệ thuật
+ Thăm dò các nhu cầu chuyên biệt của cây.

+ Lập kế hoạch bón phân, phân hữu cơ phải được bón ít nhất là một tháng sớm hơn phân hóa học.

+ Nếu sang chậu (và như thế là thay đất ) mỗi năm, thì có thể giảm được các nguy cơ bất ngờ nếu dùng phân hóa học

+ Tưới nước thường xuyên có xu hướng làm trôi các chất dinh dưỡng: do đó nên bón phân thêm vào mùa mưa và mùa khô; nếu dùng phân hóa học thì hai tuần bón một lần.

+ Không nên bón phân vào thời kỳ nóng nhất trong năm

+ Nếu bón phân hoá học thì chỉ nên dùng phân nửa liều lượng do nhà sản xuất khuyến cáo ; nếu dùng phân hữu cơ ở thể khô, thì chỉ nên bón hai lần trong một năm vào đầu mùa tăng trưởng (mùa mưa) và cuối mùa khô.

+ Không nên bón phân cho cây khi mới thay chậu, chỉ bón khi cây đã tái tạo đủ rễ và lá.

2.2. Các loại phân bón cho cây cảnh

Phân hữu cơ: Thường được sử dụng để trồng cây cảnh vì chúng phân hủy chậm, giải phóng các chất dinh dưỡng thông qua hoạt động của các vi sinh vật trong đất. Khi sử dụng phân hữu có cần phải chọn các loại phân đã được ngâm ủ và hoai mục. Phân vô cơ: phân NPK, DAP, phân bón qua lá...

2.3. Cách bón phân cho bonsai

Vì lượng đất trồng ít nên thường một năm ta bón hai lần cho cây, một lần vào mùa khô và một lần vào mùa mưa. Cây đang phát triển thì bón nhiều còn cây đã định hình thì bón ít, những loại cây thay lá theo mùa thì bón sau khi lá rụng, không nên bón phân cho cây khi cây đang tạo nụ, trổ hoa, ra trái vì chúng có thể gây hiện tượng rung hoa trái.

Thường một năm bón phân 2 lần: một lần vào mùa khô (ít) và một lần vào mùa mưa (nhiều). Lượng phân bón: tùy tình trạng, tùy loài cây và tùy theo mùa, cây đang phát triển thì cần nhiều, cây đã thành thục thì cần ít hơn Những loài cây cho ra một đợt chồi mỗi năm thì chỉ bón phân vào lúc cây trưởng thành.

Những loài cây ra chồi quanh năm thì bón phân đều đặn hơn, mỗi lần một ít.

Những loài thay lá thì nên bón phân sau khi lá rụng. Bón phân vào mùa khô hay mùa lá rụng sẽ làm cho thân cây Bonsai dày lên và cứng nhấc hơn.

Không nên bón phân khi cây đang cây tạo nụ hoặc đang trổ hoa ra trái vì chúng sẽ rung̣ hoặc bi ̣"cháy". Không bón phân cho những cây vừa mới thay đất, thay chậu, nên đợi 3 tháng sau cho cây tái tạo đủ rễ rồi hãy bón phân. Phân bón thuộc loại vô cơ (gọi là phân hóa học) hay hữu cơ cũng đều có chứa những nguyên tố mà ta có thể phân ra thành nguyên tố đa lượng và nguyên tố trung, vi lượng. Đạm, lân và kali được gọi là nguyên tố đa lượng là vì cây sử dụng chúng với mỗi lượng lớn, còn nguyên tố trung, vi lượng như Manhê, Bo, Kẽm, Mangan, Canxi, Sắt, Đồng, Molybden: thì cây chỉ cần thiết ít à thôi. Mặc dầu các nguyên tố trên đây là cần thiết cho sự tăng trưởng và hoạt động của cây, nhưng nếu bón với những liều lượng không đúng thì có thể ức chế cây (cây bị ngộ độc vi lượng).

Do đó, tốt hơn nên dùng những loại phân bón đã được pha trộn đầy đủ. Lúc bón phân cần phải chú ý đến mùa màng và loài cây. Vào mùa mưa, phân bón có chứa nhiều đạm sẽ giúp cho lá tăng trưởng mùa khô thì bón phân có kali nhiều hơn để trợ lực cho sự phát triển thân và cành. Cây có hoa và trái thì cần được bón nhiều Lân vào đầu mùa mưa hoặc trước khi trổ hoa.

Phân bón cho cây Bonsai cần có 3 chất căn bản là: N-P-K theo tỷ lệ tương ứng là 50-30-20; Tác dụng của các yếu tố đa lượng đối với cây trồng: Đạm (N) nói chung là giúp cây tăng trưởng - Lân (P2O5hh): giúp điều hòa các chức năng sinh sản ra hoa kết trái - Kali (K2Ohh): giúp tạo và vận chuyển nhựa trổ hoa sinh trái.

Bánh dầu (bánh dầu đậu phộng, bánh dầu dừa, bánh dầu hạt cao su...) thường được dùng cho kiểng Bonsai vì nó làm cho màu lá đẹp hơn. Nên bón thêm kali với bánh dầu thì càng tốt có thể dùng bột xương, bột cá, tro gỗ, tro rơm - hòa với nước để tưới: một muỗng cà phê phân trong 15 lít nước tưới 15 ngày 1 lần.

Tuy nhiên người ta ưa dùng phân viên để trên mặt đất. Lấy phân bội tẩm nước nhồi thành viên nhỏ khoảng đầu ngón tay cái. Trung bình nếu đường kính của chậu là 10 - 15 cm thì dùng 1 muỗng cà phê phân bột để vo thành viên. Tuy nhiên số lượng chính xác thì còn tùy thuộc mùa, tuổi và chủng loại cây. Các cụm phân phải đặt ở vùng giữa bờ chậu và gốc cây, nếu đặt gần gốc thì có thể cháy rễ, nếu đặc gần bờ chậu thì có thể bị nước tưới cuốn trôi đi.

Cũng giống như trường hợp của đất, việc sử dụng phân để trồng Bonsai cũng có nhiều quan điểm khác nhau; một điều phân vân thường nghe nhắc đến là nên dùng phân hoá học là phân hữu cơ hay ngược lại để bón cho cây cảnh? muốn giải đáp điều nay thì phải xét đến thời gian mà cây cần để đồng hóa các nguyên tố trong phân bón. Phân hóa hoc̣ thì được đồng hóa nhanh, còn phân hữu cơ thì thường là tác động chậm và cần một hoặc hai tháng khi có hiệu quả đối với cây. Mặt khác, loại phân bón hữu cơ đặc hiệu cho Bonsai, mặc dầu không phải dễ tìm, nhưng không bao giờ gây ra những bất ngờ phiền phức.

Nguồn: Giáo trình nghề tạo dáng và chăm sóc cây cảnh - Bộ NN&PT NT [/tintuc]

[tintuc]
- Bạn thắc mắc tại sao cây trồng của mình lại chậm lớn, không ra hoa, ra quả hay không khỏe mạnh?
- Bạn lo lắng về dịch bệnh hay các loại sâu hại trên cây trồng?
- Bạn dự định trồng cây vào chậu, hay thay đất, thay chậu cho cây trồng?
- Bạn muốn tạo bộ rễ đẹp hơn, quả to hơn, chồi nhiều hơn...?
- Bạn muốn hiểu sâu hơn cách bón phân hay trừ sâu bệnh cho cây trồng?

         Dù là bất kỳ băn khoăn nào của bạn về cách chăm sóc các loại cây trồng, hãy gọi HOTLINE: 0988.666.215 (ThS. Hiệu) để được tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ. Tất cả vấn đề liên quan đến cây trồng sẽ được giải đáp một cách nhiệt tình và khoa học.





Với đội ngũ chuyên gia tư vấn nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cây trồng, chúng tôi muốn chia sẻ và giúp đỡ những người yêu cây hoa cảnh để chăm sóc cây của bạn được tốt hơn.


Trong trường hợp quý khách muốn chuyên gia của chúng tôi hướng dẫn trực tiếp hay chăm sóc cây trồng, gọi ngay đến Hotline để có được hướng dẫn tốt nhất.
Thông tin liên hệ:
Hotline: 0988.666.215 (ThS. Bùi Văn Hiệu)
Phân bón Đan Phượng – Chất lượng là niềm tin của nghệ nhân
[/tintuc]

[giaban]550.000[/giaban][giacu]600.000[/giacu] [mota]Siêu ra rễ RootBoost Rooting Hormone
Hãng sản xuất: Gardentech - Mỹ
Mô tả: Giâm, chiết hoa hồng, cây ăn quả, cây công trình và cây cảnh ....
Giao hàng:Miễn phí toàn quốc
[/mota] [km]
[/km] [chitiet] Siêu ra rễ RootBoost Rooting Hormone





Siêu ra rễ RootBoost ™

Rooting Hormone
  • Thành phần: IBA và các chất chống nấm...
  • Kích thích ra rễ cực mạnh, nhanh
  • Sử dụng giâm chiết cành: Đơn giản như cắt, nhúng và trồng hoặc bó bầu!
  • Chức hormone kích thích ra rễ cho hàng trăm lần cắt

Chuyển cây hom thành cây khoẻ mạnh

Siêu ra rễ RootBoost Rooting Hormone có thể được sử dụng trên ba loại hom.

  • Gỗ cứng: như cây sưa, hoa Sơn thù du, Mộc lan, cây lá rộng và kim...
  • Bán gỗ cứng: như cây Quan trúc âm, cây phú quý và  hoa Đỗ Quyên, Thiết mộc lan và Thạch lam.
  • Gỗ mềm và Succulents : như Xương rồng, hải đường, hoa lồng đèn, hoa hồng và các loài hoa khác...


Chú ý khi sử dụng Siêu ra rễ RootBoost Rooting Hormone

1. Làm ẩm vết cắt một chút trước khi xử lý.

2. Nhúng hoặc bôi bột GardenTech RootBoost Rooting Hormone vào vết cắt.

3. Hủy bỏ bột thừa bằng cách gõ vào viền hộp.

4. Hom cây đặt trong bóng dâm, tránh ánh ánh nắng mặt trời.

------------------------------------------------------------------------

NHẬN ĐẶT HÀNG VỚI SỐ LƯỢNG KHÔNG GIỚI HẠN
Kích thích ra rễ | Kích thích ra hoa | Kích thích bật chồi ...
Bạn có thể mua Siêu ra rễ RootBoost Rooting Hormone theo địa chỉ: Nhà số 10, ngõ 90 Phan Đình Phùng, Đan Phượng, Đan Phượng, Hà NộiĐiện thoại: 0988.666.215 - Email: hieunmri@gmail.com


[/chitiet][kythuat][/kythuat] [hot]
-8%
[/hot]

[giaban]45,000[/giaban][giacu]50,000[/giacu] [mota]Ra rễ cực mạnh Supper Root
Khối lượng: 200ml
Hãng sản xuất: Phân bón Hải Phong
Mô tả: Kích thich ra rễ cho Lan và cây cảnh...
[/mota] [km]
[/km] [chitiet] Ra rễ cực mạnh Supper Root





Siêu phẩm Supper Root
Kích thích ra rễ cực mạnh

Thành phần: P205hh 16%; Ca 5%; K-Humate 1,9%; NAA 0,5%; Fe 0,3%; Cu 0,3%; Zn 0,5%; B 0,1%

Công dụng: Kích thích ra rễ cho các cây mới trồng, mới thay chậu hoặc thể trạng yếu, cây còi cọc, giúp bộ rễ phát triển mạnh

Hương dẫn sử dụng: ( lắc điều trước khi dùng)
-        - Sử dụng 1ml/ 1 lít nước, xịt trên thân, cành, lá.
-        - Sử dụng 2 ml/ 1 lít nước để tưới dưới gốc.
Muốn rễ phát triển nhanh, dùng liên tục từ 4 – 5 lần (mỗi lần cách nhau từ 3-4 ngày)
------------------------------------------------------------------------
NHẬN ĐẶT HÀNG VỚI SỐ LƯỢNG KHÔNG GIỚI HẠN

Kích thích ra rễ | Kích thích ra hoa | Kích thích bật chồi ...

Bạn có thể mua Ra rễ cực mạnh Supper Root cho cây theo địa chỉ:
Địa chỉ: Ngõ 92 Phan Đình Phùng, Đan Phượng, Đan Phượng, Hà Nội
Điện thoại: 0988.666.215- Email: hieunmri@gmail.com

[/chitiet][kythuat][/kythuat] [hot]
-8%
[/hot]

[giaban]Liên hệ[/giaban][mota]Hạt giống cà chua bi Sinh trưởng vô hạn
Khối lượng: 0.1G
Xuất xứ: Thái Lan
Mô tả: Trái hình trứng, thịt dày cứng, đỏ đẹp...
[/mota] [chitiet] Hạt giống cà chua bi Sinh trưởng vô hạn 




- Dạng cây sinh trưởng vô hạn, trồng quanh năm nơi có khí hậu  mát mẻ

-Trái tròn trứng, thịt dày cứng, chín đỏ đẹp, nặng 15g/ trái

- Thu hoạch: 75-80 ngày sau trồng

+ Khoảng cách trồng: 70 x 40 cm
+ Mật độ trồng: 6 - 8g/ 1000m
+ Ngâm hạt trong nước ấm 4 - 6h, vớt ra ủ trong khăn ẩm sạch, để chỗ mát, tưới ẩm hàng ngày. Sau 2 -3 ngày hạt nảy mầm thì đem gieo

------------------------------------------------------------------------
NHẬN ĐẶT HÀNG VỚI SỐ LƯỢNG KHÔNG GIỚI HẠN

Kích thích ra rễ | Kích thích ra hoa | Kích thích bật chồi ...

Bạn có thể mua Siêu ra rễ NAA - Rootone 25g cho cây theo địa chỉ:
Địa chỉ: Ngõ 92 Phan Đình Phùng, Đan Phượng, Đan Phượng, Hà Nội
Điện thoại: 0988.666.215- Email: hieunmri@gmail.com

[/chitiet][kythuat][/kythuat] [hot]
[/hot]

[tintuc]

Ghép cành xuyên qua thân cây là một kỹ thuật mà những người làm vườn thực hiện nhằm tạo ra một nhánh cây mới trên cây gốc. Đây là một kỹ thuật tương đối khó và mức độ thành công phụ thuộc rất cao  vào kinh nghiệm của người thực hiện.  Dưới đây là một số bước cơ bản để thực hiện phương pháp ghép cành độc đáo này:


Để thực hiện việc ghép cành, cần có những dụng cụ sau đây… kềm cắt nhánh, dao lớn, dao nhỏ, kéo, băng keo và bọc nhựa trong…
Dụng cụ cần thiết cho công việc ghép cành
Ghép cành
Cắt vào thân cây….. khoảng 1-1.5 lóng tay hay 1-1.5 inches…. Cắt cẩn thận…. và đừng cắt sâu quá….
Ghép cành
Sau đó… cắt hay chuốt đuôi nhánh cây được ghép thành hình chữ V….
ghép cành
tách vỏ cây được ghép ra và bỏ nhánh cây được ghép vào…. Là xong….
Ghép cành
Thân cây có liền hay dính vào với nhau…. Là chỗ da thân cây còn màu xanh và 1 lớp mỏng trước gỗ…. Cho nên… phải cắt cẩn thận… để nó vừa đụng vào thân gỗ…. là được rồi… Chỗ da còn xanh là chỗ để cây đưa thức ăn lên xuống nuôi cây…. Chỗ vàng là da đã thành gỗ… chỗ này chỉ làm cho cây them cứng cáp… ghép vào gỗ thì… nhánh ghép sẽ không bám và từ từ chết đi…. Cho nên… cần ghép vào chỗ xanh… và dính vào gỗ.. cho chỗ ghép được cứng cáp…..
ghép cành
Cố gắng làm sao ch0 vết cắt ở nhánh ghép và vết cắt ở  gốc ghép áp sát vừa khít nhau. 
ghép cành
Dùng băng keo… băng… và che chỗ đã được ghép….  tác dụng của nó là kéo các chỗ được cắt dính gần vào nhau… để giúp nhựa cây làm liền…. chỗ cắt…. Và nó cũng có 1 tạc dụng khác là…. Bảo vệ chỗ cắt….
ghép cành
Dùng băng keo quấn chặt chỗ ghép cành…
ghép cành
Sau đó cắt bỏ những ngọn và cành của cây ghép…. Đừng cắt bỏ… nhánh được ghép… nói cách khác là cây sẽ dồn hay đưa sức sống lên ngọn cây… cho nên cây nhánh nào còn ngọn… sẽ được ưu tiên trước…
ghép cành
Cuối cùng là bọc bao nhưa để giúp cây khỏi bị mất nước…  Khoảng 10-14 ngày thì cắt bỏ băng keo đen ra… hy vọng chỗ nói đã dính liền với nhau…

Điều quan trọng trong ghép cành là ta phải cắt cành ghép vết cắt gốc ghép như thế nào để cho vết ghép đẹp và nhanh chóng     bám dính vào nhau. Ta phải học cắt thôi

ghép cành
Vết cắt phải dứt khoát, bề mặt vết cắt phải nhẵn và vừa khít nhau
ghép cành
ghép cành
Chọn dụng cụ cắt thích hợp là 1 điểm cần chú ý cho công việc ghép cành
ghép cành
Các bạn hãy thực hành xem, Chúc thành công!
Để đảm bảo ghép cành hiệu quả, tăng tỷ lệ hành công, bạn nên sử dụng thêm thuốc giâm chiết cành đang được bán tại của hàng phân bón cây cảnh Đan Phượng, số điện thoại 0988.666.215
Nguồn : Báo Qui nhơn
[/tintuc]

[giaban]150,000[/giaban][giacu]170,000[/giacu] [mota]Phân bón lá Mỹ - Super Hume
Khối lượng: 1 lít
Hãng sản xuất: Công ty UAS Of America Mỹ
Mô tả: Giải độc, hạ phèn, đâm chồi đẻ nhánh...
[/mota] [km]
[/km] [chitiet] Phân bón lá Mỹ - Super Hume 



Công dụng: Phân bón lá Mỹ - Super Hume là phân hữu cơ sinh học bón lá có tác dụng cải tạo, giải độc, hạ phèn, xốp đất, giúp bộ rễ phát triển mạnh, giảm phân bón hóa học, giúp cây đâm chồi nhanh, đẻ nhánh khỏe. Đặc biệt bổ sung acid Fulvic hàm lượng cao giúp giải độc cho cây trồng khi bị ngộ độc thuốc nông dược, ngộ độc hữu cơ. Tăng khả năng chống chịu cho cây trồng khi bị ngập úng, khô hạn...

Cách sử dụng: Dùng cho tất cả các cây trồng ( Phun 4-5 bình/ 8 lít cho 1000m2 đất)


------------------------------------------------------------------------
NHẬN ĐẶT HÀNG VỚI SỐ LƯỢNG KHÔNG GIỚI HẠN

Kích thích ra rễ | Kích thích ra hoa | Kích thích bật chồi ...

Bạn có thể mua Siêu ra rễ NAA - Rootone 25g cho cây theo địa chỉ:
Địa chỉ: Ngõ 92 Phan Đình Phùng, Đan Phượng, Đan Phượng, Hà Nội
Điện thoại: 0988.666.215- Email: hieunmri@gmail.com

[/chitiet][kythuat][/kythuat] [hot]
-10%
[/hot]

[giaban]50,000[/giaban][giacu]55,000[/giacu] [mota]Ra rễ cực mạnh Bimix Super Roots.
- Giao hàng miễn phí trên cả nước.
- Hãy đặt mua sớm để sở hữu chất chất siêu ra rễ cực mạnh Bimix Super Roots với nhiều mục đích khác nhau giúp biến cái không thể thành có thể.
 - Nguyên liệu của Mỹ, phân phối bởi Trung tâm phân bón cây trồng Đan Phượng.
[/mota] [km]
[/km] [chitiet] Ra rễ cực mạnh Bimix Super Roots

Mô tả

Thành phần:


+ Chất hữu cơ (Acid humic đậm đặc): 21%, Nitrogen (N): 6% , Available phosphat (P2O5): 8%, Soluble potassium (K2O): 6%.
+ Chelate: Cu, Zn, Mg, Mo, Fe, B … >1000 ppm.
+ Vitamin và một số chất kích thích sinh trưởng thực vật khác.
+ Root hữu cơ dạng dung dịch đặc sánh nên chú ý: Không pha quá liều quy định, lắc đều trước khi dùng, phun vào lúc sáng sơm hoặc chiều mát, để xa tầm tay trẻ em.

- Thành phần:

+ Chất hữu cơ (Acid humic đậm đặc): 21%, Nitrogen (N): 6% , Available phosphat (P2­O­5): 8%, Soluble potassium (K2O): 6%.

+ Chelate: Cu, Zn, Mg, Mo, Fe, B … >1000 ppm.

+ Vitamin và một số chất kích thích sinh trưởng thực vật khác.

+ Root hữu cơ dạng dung dịch đặc sánh nên chú ý: Không pha quá liều quy định, lắc đều trước khi dùng, phun vào lúc sáng sơm hoặc chiều mát, để xa tầm tay trẻ em.

- Công dụng:

+ Phát triển mạnh bộ rễ , kích thích cành chiết, cành giâm, cây ươm sớm ra rễ, cành ghép, mắt ghép mau liền sẹo... hình thành nhanh cây con, cứng cây với bộ tán cân đối và bền vững.

+ Cải thiện mạnh nền đất, chuyển đổi các chất dinh dưỡng trong đất sang dạng dễ hấp thu, giúp các hệ vi sinh vật hoạt động mạnh, cây tăng trưởng nhanh với năng suất và phẩm cấp cao.

+ Đặc biệt cây phục hồi nhanh và tái sinh hệ rễ mới sau đợt ngập lụt, hạn hán, phèn mặn.

+ Có thể phun lên lá hoặc tưới quang gốc. 

+ Bimix Super Roots chuyên dùng cho cây ăn trái, cây công nghiệp, vườn ươm cây giống và các loại cây cảnh.

- Hướng dẫn sử dụng:

+ Phun lá, cành pha 10-20ml/8-16 lít nước.

+ Cây con họ dưa, bầu bí... pha 3-5ml/8 lít nước.

+ Vườn ươm pha 5-10ml/8 lít nước.

+ Tưới gốc quanh vùng rễ pha 20ml/5-10 lít nước.

+ Giâm chiết cành pha dung dịch 10-20ml/lít nước.

+ Ngâm cành giâm, cành ghép, hạt giống từ 2-3 giờ (hoặc bôi chỗ ghép, gốc chiết, gốc cành giâm).

 LƯU Ý KHI MUA:

- Đọc kỹ cách sử dụng cho từng loại cây trồng trên bao bì sản phẩm trước khi sử dụng.

- Nguy hiểm - bảo quản xa trẻ em - trang bị thiết bị bảo hộ khi sử dụng và tuân thủ các quy định về an toàn động vật, môi trường.

- Nội hấp: cây hấp thụ qua thân, lá, rễ vào trực tiếp cây, phòng trừ bệnh từ bên trong cây trừ ra.

- Lưu dẫn: cây hấp thụ từ trên xuống dưới và ngược lại.

- Phổ rộng: phòng trừ nhiều bệnh từ bên ngoài cây trừ vào.
------------------------------------------------------------------------
NHẬN ĐẶT HÀNG VỚI SỐ LƯỢNG KHÔNG GIỚI HẠN

Kích thích ra rễ | Kích thích ra hoa | Kích thích bật chồi ...

Bạn có thể mua Ra rễ cực mạnh Bimix Super Roots cho cây theo địa chỉ:
Địa chỉ: Ngõ 92 Phan Đình Phùng, Đan Phượng, Đan Phượng, Hà Nội
Điện thoại: 0988.666.215- Email: hieunmri@gmail.com
[/chitiet][kythuat][/kythuat] [hot]-10%[/hot]

[giaban]15,000[/giaban][giacu]17,000[/giacu] [mota]Ra rễ N3M
Khối lượng: 100g
Hãng sản xuất: Phú Lâm
Mô tả: Kích thích ra rễ
[/mota] [km]
[/km] [chitiet]



Mô tả
- Kích thích ra rễ cực nhanh cho cây cảnh, cây công nghiệp, cây ăn trái…

- Ngâm hạt để kích thích nảy mầm

- Nhúng cảnh giâm, thoa vào chỗ chiết để kích thích ra ra rễ nhanh


      Để cho cây cảnh của bạn có một bộ rễ đẹp thì trước tiên cây đó phải có nhiều rễ để bạn dễ dàng chỉnh sửa. Tuy nhiên nếu để cây tự phát triển thì bộ rễ sẽ phát triển rất lâu và bạn khó có thể cắt tỉa.

       Vì vậy thuốc kích thích để rễ phát triển nhanh hơn là rất cần thiết và nhanh chóng giúp bạn có một tác phẩm cây đẹp.


Tên thương mạiRA RỄ CỰC MẠNH
Hoạt chấtN 11%, P205 3%, K­20 2,5%, B 0,2% …
Qui cách100gr – mẫn bảo thành
Hướng dẫn sử dụng- Giâm cành, chiết cành (20g/1 lít nước sạch)
- Tưới gốc (20g / 10 lít nước sạch)
- Phun lên lá (10g / 10 lít nước sạch)
- Ngâm hạt giống (10g / 10 lít nước sạch)
Công dụng
- Kích thích ra rễ cực nhanh cho cây cảnh, cây công nghiệp, cây ăn trái…
- Ngâm hạt để kích thích nảy mầm
- Nhúng cảnh giâm, thoa vào chỗ chiết để kích thích ra ra rễ nhanh


----------------------------------------------------------------------

NHẬN ĐẶT HÀNG VỚI SỐ LƯỢNG KHÔNG GIỚI HẠN
Kích thích ra rễ | Dụng cụ nông nghiệp | Kích thích bật chồ

Quý khách có nhu cầu mua số lượng lớn, mua sỉ hoặc kinh doanh đại lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ một cách tốt nhất. Hotline: 0988.666.215
Điện thoại: 0988.666.215 - Email: hieunmri@gmail.com


[/chitiet][kythuat][/kythuat] [hot]
[/hot]

Sản phẩm mua cùng