Hotline mua hàng 0988 666 215 - 0976 117 002

Phân bón cây trồng ĐP

[giaban]50,000[/giaban] [mota] Keo liền da cây Mỹ Tiến
Hãng sản xuất: Bảo Thành
Mô tả: Bảo vệ vết cắt sau khi ghép cây, cắt, tỉa cành; ngăn ngừa vi khuẩn...
Giao hàng: Miễn phí toàn quốc
[/mota] [km]
[/km] [chitiet] Keo liền da cây Mỹ Tiến






Keo liền da cây Mỹ Tiến ™

1. Hoạt chất: Cu 0.65mg, Fe 0.67mg, Mg 3.62mg, Zn 0,2mg

2. Quy cách: 200g

3. Công dụng: 

- Bảo vệ vết cắt sau khi ghép cây, cắt, tỉa cành; ngăn ngừa vi khuẩn, rong rêu, nấm mốc; tăng cường sự phát triển của vỏ; dùng cho cây xanh

- Công dụng kháng khuẩn, chống nấm mốc, chống nhiễm trùng, chống mất nước, kích kéo da, liền sẹo cực mạnh, bảo vệ bề mặt gỗ và kích thích nảy mầm tại viết cắt.


- Bôi lên vết thương sau khi cắt tỉa

- Không cần pha

- Lắc đều trước khi dùng

----------------------------------------------------------------------

NHẬN ĐẶT HÀNG VỚI SỐ LƯỢNG KHÔNG GIỚI HẠN
Kích thích ra rễ | Kích thích ra hoa | Kích thích bật chồi 


Bạn có thể mua Keo liền da cây Mỹ Tiến theo địa chỉ: Nhà số 10, ngõ 90 Phan Đình Phùng, Đan Phượng, Đan Phượng, Hà Nội 

Điện thoại: 0988.666.215 - Email: hieunmri@gmail.com


[/chitiet][kythuat][/kythuat] [hot]
[/hot]

[tintuc]Tên tiếng anh: Water Jasmine/Wrightia religiosa Hook.f
Mai chiếu thủy là những loài cây được ưa chuộng vì đặc tính sinh học của chúng là dễ trồng dễ chăm sóc. Mặt khác Mai chiếu thủy có thể ra hoa thường xuyên, cây có hoa tạo ra mùi hương thơm ngào ngạt dễ quyến rũ lòng người.

Mai chiếu thủy có nguồn gốc từ miền Ðông Dương, thường trồng chủ yếu làm cảnh, bonsai, cây cảnh trang trí sân vườn… mai chiếu thủy biểu trưng cho sự bền vững và ổn định của gia đình.

Tại sao gọi là Mai chiếu thủy?: Hoa có 5 cánh nhìn thoáng qua giống hoa mai, nên có tên gọi là mai. Hoa mai chiếu thủy nở luôn luôn nhìn xuống mặt đất, nên gọi là chiếu thổ, chiếu thủy (vi.wikipedia.org).

Hoa mai chiếu thủy nở luôn luôn nhìn xuống mặt đất

Mai chiếu thủy thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Cây gỗ, thân xù xì, nhiều cành nhánh nhỏ dễ uốn nắn và cắt tỉa. Chúng ra hoa màu trắng, nở hoa quanh năm, có mùi thơm nhè nhẹ dễ chịu.
Việc chăm sóc và xử lý cây cho hoa theo ý muốn để thực hiện, chỉ cần chăm chút đủ nước là có kết quả.

1. Phương pháp giâm cành cây mai chiếu thủy

1.1. Chọn cây mai giống để lấy cành giâm


Cây mẹ được trồng và chăm sóc tốt, nhằm có đủ cành chiết chất lượng

Khâu quan trọng nhất trên cây mai chiếu thủy, do vậy phải thật cẩn trọng, không nên vì tiếc mà “chọn không hợp lý” và cũng không nên lấy cành giống vào bất cứ lúc nào. Nếu cây giống không đạt những yếu tố cần thiết, sau này sẽ sinh trưởng kém, tuổi thọ không cao. Chọn sai thời điểm thì tỷ lệ chết rất lớn. Mặt khác, do cây yếu nên thời gian chăm sóc để cho đạt tiêu chuẩn sẽ kéo dài, làm giảm hiệu quả kinh tế.

Tình trạng cây giống phải sum xuê (sức phát triển mạnh mẽ) và không có sâu bệnh. Nhất là những cành dự định cắt lấy giống, phải không bị nhiễm sâu, bệnh ở lá và cành (đặc biệt là cành), nếu có một vài vết đốm ở lá ta có thể cắt bỏ.

Việc chọn thời điểm để cắt cành giống là rất quan trọng. Như chúng ta đều biết, trên một cây mai sau khi ra chồi và có lá non vào đầu năm thì nó có hiện tượng lặp đi, lặp lại nhiều lần trong năm theo quy luật là: Chồi và lá non từ từ chuyển sang già, sau đó, lại ra chồi và lá non mới. Những đợt như vậy gọi là “pha động” và “pha tĩnh”. Pha động là từ lúc chồi và lá vừa mọc ra cho đến lúc lá nó (sắp già). Pha tĩnh là lúc lá bắt đầu già. Chú ý pha tĩnh trên cây phải diễn ra gần như toàn bộ của cây. Vì có trường hợp, trên một cây, có phần động và tĩnh xen nhau.

Khi biết chắc cây mai đang trong pha tĩnh trên 90% (nhất là những cành làm giống) ta tiến hành cắt cành giống. Trong ngày nên tiến hành cắt cành giống vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Vì cắt vào lúc có nắng, cành giống dễ bị héo. Trường hợp buộc phải cắt vào lúc trời nắng thì vừa cắt xong, nên nhúng cành giống vào nước và giữ ướt toàn bộ lá cho đến khi cắt nó thành từng đoạn. Và để đảm bảo cho “chắc ăn”, trước khi cắt cành nên tưới nước vào gốc cho ướt đẫm trước đó khoảng 1 - 2 giờ.

1.2. Chọn cành mai giống


Trên cây mai chiếu thủy “Dinh dưỡng thường tập trung ở điểm cao nhất của cây và phía có nhiều ánh sáng”. Vì vậy, cành giống chỉ được lấy khi nó đạt đủ hai yếu tố trên. Nếu cành ở trên cao mà thiếu ánh sáng hay cành ở vị trí có ánh sáng mà nằm ở dưới thấp thì khả năng mọc mầm sẽ yếu hơn so với nếu đủ cả hai.
Cành giâm được cắt rời chuẩn bị cho việc giâm cành

1.3. Thời điểm giâm cành


Do đặc điểm giâm cành mai chiếu thủy cần nhiệt độ không quá thấp hoặc quá cao (dao động trong khoảng 20 -30oC). Nên nơi nào chủ động được thì có thể giâm cành vào nhiều thời điểm. Riêng mùa mưa nên làm mái che tránh nhiều nước làm úng thối cành giâm.

Một đặc điểm khác cần lưu ý là một số giống mai chiếu thủy vào những tháng 7 đến cuối năm đã có nụ hoa ở các nách lá. Nếu vào khoảng tháng 6, những chồi ở các nách lá nhú ra mà chúng ta bón phân đạm (N) nhiều, nó sẽ thành chồi mới, nếu bón phân lân (P) nhiều thì nó sẽ hình thành nụ hoa. Nếu chúng ta lấy cành đã có nụ hoa đem giâm thì cành khó ra chồi. Và nếu cành sống thì nó sẽ trổ bông luôn.

Chuẩn bị giâm cành và giâm cành

Vì vậy, khi muốn lấy cành giâm vào những tháng cuối năm thì trước đó nên dùng những loại phân bón có tỷ lệ đạm (N) cao hơn các chất khác, để kích thích cây mai ra chồi mà khó kết thành nụ hoa.

1.4. Phương pháp giâm cành


Để giâm cành Mai chiếu thủy hiệu quả nhất, cần phải sử dụng hoocrmon chuyên giâm chiết RootBoost Rooting Hormone Rooting Hormone


1.5. Chăm sóc cành giâm


Cành mai giâm vào chậu trong giai đoạn đầu rất dễ bị nấm mốc, vi khuẩn xâm nhập vào vết cắt,… Mặt khác, do chưa có rễ nên không hút nước được, nó sẽ dễ bị teo tóp lại. Vì vậy, giai đoạn này phải hết sức kỹ lưỡng trong từng công việc gồm:

- Nước tưới cho cành giâm


Trước hết phải nắm chắc độ pH nguồn nước tưới (nên dao động trong khoảng 5,5 - 6,5). Nên thường xuyên kiểm tra sự dao động pH, vì giếng đào hoặc khoan có sự thay đổi pH liên tục (nhất là ở khu vực có nhiều giếng). Có thể nói sáng, trưa, tối khác nhau liên tục,.. Riêng nước máy sử dụng tưới vườn ươm tuy pH có cao, nhưng nhận thấy cành giâm vẫn ra tốt.

Nước là yếu tố quan trọng phải hết sức chú ý đến những gì liên quan đến nó từ pH, độ mặn, phèn,…

- Cách tưới nước cho cành giâm


Việc tưới nước trong ngày bao nhiêu lần và mỗi lần là bao nhiêu nước trên 1m2, nó còn khó hơn “mò kim đáy biển”.

Muốn tưới mấy lần thì chúng ta phải căn cứ vào tình hình cụ thể của từng ngày. Nếu gió nhiều và nắng nhiều làm giảm độ ẩm phải tưới nhiều lần và ngược lại. Vấn đề được đặt ra là: Chất trồng trong chậu phải luôn luôn được giữ ẩm. Dụng cụ tưới, nên dùng thùng tưới có vòi sen và có lỗ nhỏ để tưới vào chậu. Kết hợp tưới phun sương để giữ ẩm không khí. Chú ý trong thời gian đầu khi cành chưa ra rễ và chồi (phải giữ lá của cành giâm luôn luôn ướt).

- Phòng trừ dịch hại (trong vườn ươm)


Do nhiều nấm (mốc) và vi khuẩn khi độ ẩm cao kéo dài, vì vậy môi trường ẩm ướt và nhiệt độ trong vườn ươm mai rất lý tưởng cho chúng sinh sôi nảy nở. Nhằm hạn chế sự phát triển của nấm và vi khuẩn phải phun thuốc trừ bệnh để ngừa trước.

Cành mai giâm thường bị một số nấm làm đen gốc (có khi cả cành). Dùng loại thuốc phổ rộng có tên thương mại là Coc 85-Mancozeb phun cách nhau khoảng 5 ngày một lần. Liều dùng nên 2 gói cho 1 bình 8 lít.

Những cành nào đã bị nhiễm bệnh thì phải nhổ bỏ ra khỏi vườn ươm. Vì để lâu nguồn bệnh sẽ phát tán làm lây lan trong vườn ươm.
Khi cành giâm bắt đầu ra chồi non, dùng một trong hai loại thuốc có tên thương mại sau đây để phun ngừa bọ trĩ: Lannate hoặc Admire. Trường hợp nếu có sâu cắn lá non thì dùng Lannate...

- Bón phân cho cành giâm


Có nên bón phân cho cành mới giâm? Trong thời gian cành chưa ra chồi và lá, tuyệt đối không được bón phân, chỉ nên bón phân khi số lá mới đã có màu xanh, và chỉ nên bón phân bằng cách phun qua lá hoặc pha vào nước để tưới, tưới hay phun thì nồng độ phân bón nên thấp để an toàn cho cành giâm (vì sẽ có tình trạng lá xanh không đồng đều).

Ví dụ: Các loại phân hóa học (loại bón lá) có công thức 30 - 10 - 10, liều dùng chỉ định 1 gam pha với 1 lít nước, mỗi tuần phun 1 lần. Nhưng nên pha 1 gam với 2 lít nước và phun mỗi tuần 2 lần.
Riêng phân hữu cơ bón lá như đạm cá, Dynamic hãy khi lá đã trưởng thành (xanh đậm) mới dùng đến (vì lúc này cây con đã có sức đề kháng). Các loại phân hữu cơ bón lá nói trên rất tốt cho cây.

- Chuẩn bị đất trồng cành giâm

Chuẩn bị phân hữu cơ = tro trấu để trồng cành chiết vào chậu ươm

Phối trộn hỗn hợp giâm cành, và xếp thành từng luống để dễ trồng ươm và chăm sóc thuận tiện hơn.

5. Phương pháp giâm rễ mai chiếu thủy


Cây mai chiếu thủy, ngoài việc dùng cành để giâm hoặc chiết thì rễ nó cũng giâm được, thậm chí còn dễ dàng hơn giâm cành.

Theo kinh nghiệm từ thực tế sản xuất khi dùng rễ để giâm, cây mai mới sẽ có tuổi thọ cao hơn cây giâm cành hoặc chiết cành.

5.1. Thời điểm giâm rễ mai


Thời điểm giâm cây mọc nhanh là vào đầu mùa mưa. Do đó, trước khi tìm ra thời điểm thích hợp nhất thì nên giâm rễ mai vào đầu mùa mưa.

5.2. Chọn rễ mai để giâm


Độ lớn của rễ mai chiếu thủy được tính bằng đường kính, rễ nhỏ cỡ 1 mm nó cũng ra chồi được, rễ nhỏ quá cây mọc rất yếu. Vì vậy, chúng ta nên chọn rễ lớn cỡ từ 3 -5 mm để giâm là tốt nhất.

Độ dài: dù rễ như là kho chứa dưỡng chất để ra chồi, nhưng cũng không nên cắt quá ngắn. Độ ngắn tối thiểu để chồi mọc mạnh khoảng 13 lần đường kính rễ. Về độ dài thì không hạn chế (càng dài càng tốt).

5.3. Kỹ thuật giâm rễ mai và chăm sóc


Giâm rễ: Do rễ thường nằm trong đất, nên nó không thể thích nghi kịp với điều kiện như cành. Vì vậy, nếu giâm rễ cạn quá thì rễ sẽ bị khô không ra chồi được. Phải cắm rễ vào chậu gần như toàn bộ (chỉ chừa phần trên nhô lên khoảng vài mm là đủ). Về chất trồng, kích cỡ chậu,… giống như phần giâm cành.

Chăm sóc: Do rễ cắm ngập sâu vào chất trồng nên việc tưới đơn giản hơn giâm cành. Chỉ cần chúng ta tưới nước giữ ẩm chất trồng thường xuyên là đủ. Mặt khác, rễ cũng rất dễ bị các loại bệnh tấn công nên cũng không cần phải phun ngừa thường xuyên như giâm cành. Chỉ cần 1 - 2 lần từ khi giâm cho đến khi có chồi non (khoảng 1 - 2 tháng rễ mới ra chồi). Nhưng khi có chồi non thì nên phun ngừa định kỳ như phần giâm cành để bảo vệ chồi non.

Nguồn: Giáo trình trồng và chăm sóc cây mai chiếu thủy - Bộ NN&PT NT[/tintuc]

[giaban]270.000[/giaban][giacu]280.000[/giacu] [mota]Siêu ra rễ Garden Safe Takeroot Rooting Hormone
Hãng sản xuất: Gardentech - Mỹ
Mô tả: Giâm, chiết hoa hồng, cây ăn quả, cây công trình và cây cảnh ....
Giao hàng:Miễn phí toàn quốc
[/mota] [km]
[/km] [chitiet] Siêu ra rễ Garden Safe Takeroot





Siêu ra rễ TakeRoot ™

Rooting Hormone

  • Thành phần: IBA và các chất chống nấm...
  • Kích thích ra rễ cực mạnh, nhanh
  • Sử dụng giâm chiết cành: Đơn giản như cắt, nhúng và trồng hoặc bó bầu!
  • Chức hormone kích thích ra rễ cho hàng trăm lần cắt

Chuyển cây hom thành cây khoẻ mạnh


  • Siêu ra rễ TakeRoot chuyên kích thích ra rễ cho giâm chiết cành. Sản phẩm của Garden Safe, USA.

  • Sử dụng cho tất cả các loại cây nhân giống bằng cắt cành, các loại cây kiểng các loại trong nhà, ngoài giờ, v.v.

  • Tỉ lệ ra rễ và sống của các cành cắt sử dụng TakeRoot là rất cao. Hiệu quả nhanh chóng, tỉ lệ sống cao. 

  • Kinh tế do sử dụng ít. 

  • Cách sử dụng đơn giản





Chú ý khi sử dụng Siêu ra rễ TakeRoot Rooting Hormone

1. Làm ẩm vết cắt một chút trước khi xử lý.

2. Nhúng hoặc bôi bột GardenTech TakeRoot Rooting Hormone vào vết cắt.

3. Hủy bỏ bột thừa bằng cách gõ vào viền hộp.

4. Hom cây đặt trong bóng dâm, tránh ánh ánh nắng mặt trời.

----------------------------------------------------------------------

NHẬN ĐẶT HÀNG VỚI SỐ LƯỢNG KHÔNG GIỚI HẠN
Kích thích ra rễ | Dụng cụ nông nghiệp | Kích thích bật chồ

Quý khách có nhu cầu mua số lượng lớn, mua sỉ hoặc kinh doanh đại lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ một cách tốt nhất. Hotline: 0988.666.215
Điện thoại: 0988.666.215 - Email: hieunmri@gmail.com


[/chitiet][kythuat][/kythuat] [hot]
[/hot]

[tintuc] Nhận thấy bà con vẫn còn lúng túng trong việc bón phân, Bác sĩ Nông học hy vọng qua loạt bài này sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về phân bón và những hiểu biết trong việc sử dụng phân bón có hiệu quả.  Mong bà con bổ sung và nâng cao nhận thức để việc chăm sóc bón phân cho cây trồng đạt hiệu quả cao nhất.


Từ lâu các nhà khoa học đã khuyến cáo bón phân cho cây trồng phải đảm bảo 4 yêu cầu: Đúng lúc, đúng cách, đúng loại phân và đúng liều lượng; hay còn được gọi là phương pháp “4 đúng”. Nguyên lý trên được áp dụng cho tất cả cây trồng, các loại đất cũng như các điều kiện khác nhau. Nhưng việc vận dụng cho từng thửa ruộng, điều kiện cụ thể thì nông dân cần có kiến thức và kinh nghiệm.


1. Đúng loại:
– Sử dụng đúng loại phân mà cây trồng yêu cầu và phù hợp với từng loại đất. Vì vậy cần phải hiểu rõ yêu cầu của từng loại cây: cần loại phân gì, tỷ lệ bao nhiêu tùy theo từng thời kỳ sinh trưởng, và nó được trồng trên loại đất có tính chất ra sao…
– Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Có loại cây ở giai đoạn sinh trưởng cần kali hơn đạm; cũng có loại cây ở thời kỳ phát triển lại cần đạm hơn kali. Bón đúng loại phân mà cây cần mới phát huy hiệu quả.
- Cây trồng yêu cầu phân gì bón phân đó. Phân bón có nhiều loại, nhưng có 4 loại chính là: N, P, K, S; mỗi loại có chức năng riêng. Bón phân không đúng yêu cầu, không phát huy được hiệu quả còn gây hại cho cây.
Ví dụ: Giai đoạn đầu của hầu hết các loại cây trồng đều cần loại phân có hàm lượng Đạm cao hơn. Nếu dùng phân hỗn hợp NPK để bón cho cây thì chọn loại có hàm lượng đạm cao như: NPK 20-10-10, NPK16-16-8,….
– Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ ổn định của môi trường đất. Đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axít cao quá ngưỡng ; đất kiềm không bón các loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng.
Ví dụ: Ở vùng đất quá chua, phèn thì nên sử dụng phân lân nung chảy hoặc lân có trong NPK để bón cho cây. Không nên sử dụng phân có gốc axít (phân lân supe) sẽ làm tăng độ chua của đất, cây không hấp thu được dinh dưỡng, bộ rễ không phát triển được.
2. Đúng liều
– Liều dùng là bao nhiêu? Hầu hết trên nhãn bao bì đều có hướng dẫn. Để sử dụng đúng liều lượng phân bón nhằm tiết kiệm được kinh tế, phù hợp với yêu cầu của cây trồng, tránh lãng phí phân bón, thì người sử dụng phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và kết hợp với quan sát hình thái và tình trạng của cây, đất đai nơi trồng cây, thời tiết, mùa vụ để quyết định bón lượng phân thích hợp.
Ví dụ: Vụ đông xuân ở miền bắc, thời tiết lạnh làm cho cây trồng hút ít dinh dưỡng hơn các vụ khác thì nên bón với số lượng ít hơn vừa tiết kiệm được chi phí lại không gây lãng phí.
– Trong canh tác, nông dân cũng có thể tùy theo sức sinh trưởng, sức đậu và nuôi trái của cây trồng mà gia giảm lượng phân cho tương đối, bên cạnh đó cũng cần lưu ý điều kiện thổ nhưỡng và pH của môi trường đất.
Ví dụ: Trên bao bì sản phẩm phân bón lá có ghi pha 10 g cho một bình 8 – 10 lít, lắc đều cho tan. Thì phải pha đúng theo hướng dẫn nếu pha với lượng nước ít hơn thì sẽ làm cháy lá, nhiều hơn thì hiệu quả không cao…
3. Đúng lúc
– Đúng lúc là bón đúng lượng phân và đúng loại phân khi cây trồng cần. Trong suốt thời kỳ sống, cây trồng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển, vì vậynên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều, sai nguyên tắc. Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng nông sản thấp.
Ví dụ: Để cây ăn trái ra bông và đậu trái nhiều thì ta phải bón phân cho cây ở thời điểm chuẩn bị ra bông và trong thời kỳ nuôi dưỡng trái bón thêm phân bón lá…
4. Đúng cách
– Bón đúng cách là bón phân sao cho cây trồng hấp thu hiệu quả nhất lượng phân bón vào (đúng theo hướng dẫn của nhà SX).
– Một khi đã xác định được đúng phân, thuốc, pha đúng liều lượng và chọn đúng thời điểm để xử lý mà cách dùng lại không đúng thì làm giảm tối đa hiệu quả sử dụng.
Ví dụ: Phân bón lá thì phải phun vào lúc trời mát, khoảng 8–10 giờ sáng hoặc 15–17 giờ chiều, thì lúc đó cây mới không bị cháy lá, hấp thu tối đa lượng phân được phun…
– Sử dụng phân phun qua lá sẽ không mang lại hiệu quả mà ngược lại sẽ làm tổn thương cây (cháy lá) nếu sử dụng không đúng cách. Lá cây trồng, ngoài chức năng quang hợp còn có vai trò thoát hơi nước qua hệ thống khí khổng, đó là những lỗ nhỏ li ti nằm phần lớn ở mặt dưới lá và cũng chính nơi đây mới có điều kiện hấp thu phân qua lá. Do đó khi sử dụng phân phun qua lá cần phải phun tập trung ở mặt dưới lá.
– Trong sử dụng phân bón hữu cơ khuyến cáo khi bón phân hãy đào rãnh và bón vòng theo hình chiếu của tán cây, phân hóa học như NPK bón theo đường rãnh cách  gốc 2/3 hình chiếu của tán cây, bởi cây nhận được phân qua hệ thống lông hút của rễ, mà hệ thống lông hút lại tập trung ở gần đầu chóp rễ và tồn tại không quá 24 tiếng do quy luật phát triển của cả hệ thống rễ, bên cạnh đó phân khi bón vào đất phải có quá trình hòa tan, phân ly tạo các ion và bám vào keo đất. Do đó bón phân theo hình chiếu tán, để phân có thời gian hòa tan, rễ có thời gian tìm đến để hấp thu phân.
* Việc sử dụng đúng 04 nguyên tắc trên ngoài việc giảm tối đa chi phí đầu vào cho việc sản xuất hàng nông sản còn làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, và không gây ảnh hưởng đến môi trường.

Theo báo Nông Nghiệp Việt Nam[/tintuc]

[tintuc]1. Tưới ẩm cho bonsai

Một cây Bonsai có thể chết nếu không có nước. Tưới nước đúng lịch thường chỉ mất công sức, nhưng bù lại nước sẽ thấm sâu vào cây. Khi đã trồng cây vào chậu với hỗn hợp đất bạn lựa chọn việc chăm sóc sẽ dễ dàng hơn.

Dù Bonsai phụ thuộc vào việc tưới nước đều đặn, nhưng trên thực tế nhiều cây đã chết vì úng ngập hơn là khô hạn.

Nước nhiều vì tưới quá lâu sẽ làm cho rễ không nhận được oxy, sau đó nó sẽ bị chết và bắt đầu thối rữa. Do đó điều quan trọng cần lưu ý là: không bao giờ tưới nước cho cây cảnh (bonsai) khi nó không cần nước.


1.1. Thời điểm tưới nước cho cây cảnh

Vần đề chính đi kèm với nước mà cây cần là làm sao đoán được sự ẩm ướt của đất ở bên dưới bề mặt có vẻ như hoàn toàn khô hạn, bạn có thể cào một lớp đất mỏng trên bề mặt chậu để quan sát và đoán biết độ ẩm của đất. Tuy nhiên, có một cách rất dễ để biết độ ẩm ở đất sâu bên dưới chậu là bao nhiêu: cầm một cây đũa bằng gỗ mềm và đẩy nó sâu xuống đất, bằng mọi cách phải sâu xuống đáy chậu. Nếu cảm thấy rễ đâm vào rễ bạn hãy thử một chỗ khác của chậu, góc chậu là tốt nhất. Giữ yên đũa khoảng 20 phút, sau đó lấy ra và sờ dưới cuối của phần đã chôn vào đất. Nếu thấy ẩm, chưa cần phải tưới nước, nếu thấy khô thì cần phải bổ sung nước ngay cho cây. Nên tưới nước vào buổi sáng và chiều mát, không nên tưới nước vào lúc trời nắng gắt.

1.2. Cách tưới nước cho bonsai

- Tưới bình: Dùng ô doa tưới cho chậu cây, lưu ý chọn doa tạo ra dòng nước nhỏ để trành làm trôi đất và làm đất chặt bí. Không nên dùng xô, thùng tưới nước đổ thẳng nước vào gốc cây sẽ làm đất nhanh bị dí chặt, trôi màu thậm chí tưới rồi cây vẫn chết vì đất quá chặt không thấm được nước.

- Tưới phun mưa: đây là cách tưới phổ biến hiện nay. Tưới nước từ trên xuống với bình tưới có vòi sen là tốt nhất. Nếu bạn không dung bình tưới vòi sen, nước không thấm đều vào đất.

- Tưới kiểu nhỏ giọt thấm dần: Thường áp dụng trong trường hợp khi đi vắng 2 - 3 ngày mà vẫn tưới được cho cây. Cách làm như sau: đổ nước vào bình, can treo lên cao và dùng bấc đèn hay giẻ quấn chặt vào gốc cây rồi nối vào bình nước, cho nước ngấm từ từ duy trì được sự sống của cây.

- Ngâm chậu: Phương pháp này là một cách giải quyết khẩn cấp, chỉ cần thiết khi đất đã quá khô đến mức độ đẩy nước ra hoặc khi các loại đất có thành phần chủ yếu là đất sét đã trở nên quá cứng. Trong trường hợp như thế, bề ngoài có thể nhìn thấy mặt đất ẩm ướt, tạo cảm giác đất đã được thấm nước đều nhưng trên thực tế phía dước đất vẫn còn khô hạn. Bạn nên ngâm chậu vào nước, hạ thấp từ từ chậu vào nước, cho đến khi nước đã ngập đất. Lúc này bọt khí sẽ bắt đầu sủi lên. Đất chỉ thực sự ướt đều khi không còn các bọt khí. Khi ban đem chậu ra khỏi nước, chậu phải nặng hơn, nếu không nặng đất vãn chưa thấm nước đầy đủ.

2. Bón phân cho cây cảnh nghệ thuật

Nhìn vào nhãn của bất kỳ gói phân nào bạn sẽ thấy các chữ đầu N, P, K đều có ba con số đi theo. Các số này cho biết tỷ lệ giữa ba chất dinh dưỡng này và nồng độ tương quan của phân bón. Số cao chỉ nồng độ cô đọng của chất dinh dưỡng cao.

VD: NPK 6:6:6 là một loại phân bón cân bằng với nồng độ vừa phải, trong khi đó NPK 20:5:5 là phân có hàm lượng N cao, loại này thường dùng để bón cho thảm cỏ.

Ngoài ra, gói phân cũng liệt kê các chi tiết tỷ lệ pha loãng và sử dụng. Bạn làm theo hướng dẫn này là điều quan trọng vì dùng ít hơn liều thì nồng độ sẽ giảm đi. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều phân bón có thể làm “sót” rễ gây hư hại cho cây. Nói chung, dùng ít hơn liều lượng vẫn tốt hơn là dùng quá nhiều.

2.1. Thời điểm bón phân cho bonsai

- Triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng: Mỗi nguyên tố dinh dưỡng cây trồng đều có một vai trò nhất định, sự thiếu hụt của bất kỳ nguyên tố nào đều ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây. Sự thiếu hụt này có thể do đất trồng không thỏa mãn và việc bón bổ sung dinh dưỡng không đủ hoặc bón đủ nhưng cây trồng không sử dụng được, hoặc bón mất cân đối.

Triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng ở cây trồng được thể hiện dưới đây:
Thiếu dinh dưỡng đa lượng trên cây trồng
+ Thiếu Đạm (N): Sinh trưởng còi cọc, xuất hiện màu xanh lợt đến vàng nhạt trên các lá già, bắt đầu từ chóp lá. Tiếp đó là các lá già bị chết hoặc bị rụng tùy theo mức độ thiếu. Khi thiếu trầm trọng số hoa bị giảm nhiều, hàm lượng protein thấp hơn.

+ Thiếu Lân (P2O5hh): Cây còi cọc toàn bộ, các lá trưởng thành có màu xanh sẫm đến lam lục, rễ bị kìm hãm. Khi thiếu trầm trọng lá và thân có vết tím, thân mảnh, không có hoặc phát triển kém về hạt, quả kém phát triển.

+ Thiếu Kali (K2Ohh): Úa vàng dọc mép lá, chóp lá già chuyển nâu, sau đó các triệu chứng này dần phát tnển vào phía trong theo chiều từ chóp látrở xuống, từ mép lá trở vào. Cây phát triển chậm và còi cọc, thân yếu, cây dễ bị đổ ngân.

Thiếu dinh dưỡng trung lượng trên cây trồng
+ Thiếu Canxi (Ca): Thiếu canxi thường ít thấy trên đống ruộng vì các ảnh hưởng phụ gân liền với độ chua hạn chế sinh trưởng. Các lá non của cây mới trồng thường bị ảnh hưởng trước tiên. Chúng bị biến dạng, nhỏ và có màu xanh lụa sẫm không bình thường. Lá có hình đài hoa và quăn, các chồi tận cùng suy thoái, sinh trưởng của rễ bị suy yếu, cổ rễ thường gãy. Định sinh trưởng (chồi tận cùng) của cây bị khô khi thiếu nặng, chồi và hoa rụng sớm, cấu trúc thân bị yếu.

+ Thiếu Magiê (Mg): Úa vàng ởphần thiṭgiữa các gân lá, chủ yếu ởlá già do diệp lục tố hình thành không đầy đủ, gây nên vết sọc hoặc vết không liên tục. Khi thiếu trầm trọng có thể bị khô và chết. Lá nhỏ, giòn ởthời kỳ cuối và mép lá cọng lên. Nhánh yếu và dễ bị nấm bệnh tấn công, trường bị rụng lá sớm.

+ Thiếu lưu huỳnh (S): Các lá non trở nên xanh vàng nhẹ hoặc vàng lợt, sinh trưởng của chồi bị hạn chế, ảnh hưởng đến số hoa. Thân cứng, hóa gỗ sớm và đường kinh́ thân nhỏ.

Triệu chứng thiếu dinh dưỡng vi lượng trên cây trồng
+ Thiếu kẽm (Zn): Xuất hiện chủ yếu trên các lá đã trưởng thành hoàn toàn (lá thứ 2 và 3 từ trên xuống).

+ Thiếu đồng (Cu): Ở cây ngũ cốc xuất hiện m àu vàng và quăn phiến lá, số bông bị hạn chế, hạt kém phát triển.

+ Thiếu Fe: Úa vàng ở các gân lá điển hình, các lá non bị ảnh hưởng trước tiên, đỉnh và mép lá giữ màu xanh lâu nhất. Trường hợp thiếu nặng, toàn bộ thịt và gân lá chuyển vàng và cuối cùng trở thành trắng nhợt.

- Yêu cầu phân bón cho cây Bonsai: Bón phân cho cây Bonsai có nghĩa là chú ý đến đến các nhu cầu chuyên biệt của cây ở mỗi giai đoạn phát của nó, cung cấp cho nó đúng những chất dinh dưỡng mà nói cần và vào đúng lúc. Mặc dầu đúng là các yếu tố cần thiết cho tăng trưởng của cây là lấy từ nước, không khí và đất, nhưng cũng đúng các cây. Bonsai không phải luôn luôn có được những điều kiện tối ưu cho sự sống còn của chúng ở trong những chậu nhỏ phân bón có thể giúp cho chúng thích nghi được với những điều kiện dưới mức lý tưởng vì lượng đất trồng rất ít nên thỉnh thoảng phải bón phân cho cây.

Một số nguyên tắc khi chọn và sử dụng phân bón cho cây cảnh nghệ thuật
+ Thăm dò các nhu cầu chuyên biệt của cây.

+ Lập kế hoạch bón phân, phân hữu cơ phải được bón ít nhất là một tháng sớm hơn phân hóa học.

+ Nếu sang chậu (và như thế là thay đất ) mỗi năm, thì có thể giảm được các nguy cơ bất ngờ nếu dùng phân hóa học

+ Tưới nước thường xuyên có xu hướng làm trôi các chất dinh dưỡng: do đó nên bón phân thêm vào mùa mưa và mùa khô; nếu dùng phân hóa học thì hai tuần bón một lần.

+ Không nên bón phân vào thời kỳ nóng nhất trong năm

+ Nếu bón phân hoá học thì chỉ nên dùng phân nửa liều lượng do nhà sản xuất khuyến cáo ; nếu dùng phân hữu cơ ở thể khô, thì chỉ nên bón hai lần trong một năm vào đầu mùa tăng trưởng (mùa mưa) và cuối mùa khô.

+ Không nên bón phân cho cây khi mới thay chậu, chỉ bón khi cây đã tái tạo đủ rễ và lá.

2.2. Các loại phân bón cho cây cảnh

Phân hữu cơ: Thường được sử dụng để trồng cây cảnh vì chúng phân hủy chậm, giải phóng các chất dinh dưỡng thông qua hoạt động của các vi sinh vật trong đất. Khi sử dụng phân hữu có cần phải chọn các loại phân đã được ngâm ủ và hoai mục. Phân vô cơ: phân NPK, DAP, phân bón qua lá...

2.3. Cách bón phân cho bonsai

Vì lượng đất trồng ít nên thường một năm ta bón hai lần cho cây, một lần vào mùa khô và một lần vào mùa mưa. Cây đang phát triển thì bón nhiều còn cây đã định hình thì bón ít, những loại cây thay lá theo mùa thì bón sau khi lá rụng, không nên bón phân cho cây khi cây đang tạo nụ, trổ hoa, ra trái vì chúng có thể gây hiện tượng rung hoa trái.

Thường một năm bón phân 2 lần: một lần vào mùa khô (ít) và một lần vào mùa mưa (nhiều). Lượng phân bón: tùy tình trạng, tùy loài cây và tùy theo mùa, cây đang phát triển thì cần nhiều, cây đã thành thục thì cần ít hơn Những loài cây cho ra một đợt chồi mỗi năm thì chỉ bón phân vào lúc cây trưởng thành.

Những loài cây ra chồi quanh năm thì bón phân đều đặn hơn, mỗi lần một ít.

Những loài thay lá thì nên bón phân sau khi lá rụng. Bón phân vào mùa khô hay mùa lá rụng sẽ làm cho thân cây Bonsai dày lên và cứng nhấc hơn.

Không nên bón phân khi cây đang cây tạo nụ hoặc đang trổ hoa ra trái vì chúng sẽ rung̣ hoặc bi ̣"cháy". Không bón phân cho những cây vừa mới thay đất, thay chậu, nên đợi 3 tháng sau cho cây tái tạo đủ rễ rồi hãy bón phân. Phân bón thuộc loại vô cơ (gọi là phân hóa học) hay hữu cơ cũng đều có chứa những nguyên tố mà ta có thể phân ra thành nguyên tố đa lượng và nguyên tố trung, vi lượng. Đạm, lân và kali được gọi là nguyên tố đa lượng là vì cây sử dụng chúng với mỗi lượng lớn, còn nguyên tố trung, vi lượng như Manhê, Bo, Kẽm, Mangan, Canxi, Sắt, Đồng, Molybden: thì cây chỉ cần thiết ít à thôi. Mặc dầu các nguyên tố trên đây là cần thiết cho sự tăng trưởng và hoạt động của cây, nhưng nếu bón với những liều lượng không đúng thì có thể ức chế cây (cây bị ngộ độc vi lượng).

Do đó, tốt hơn nên dùng những loại phân bón đã được pha trộn đầy đủ. Lúc bón phân cần phải chú ý đến mùa màng và loài cây. Vào mùa mưa, phân bón có chứa nhiều đạm sẽ giúp cho lá tăng trưởng mùa khô thì bón phân có kali nhiều hơn để trợ lực cho sự phát triển thân và cành. Cây có hoa và trái thì cần được bón nhiều Lân vào đầu mùa mưa hoặc trước khi trổ hoa.

Phân bón cho cây Bonsai cần có 3 chất căn bản là: N-P-K theo tỷ lệ tương ứng là 50-30-20; Tác dụng của các yếu tố đa lượng đối với cây trồng: Đạm (N) nói chung là giúp cây tăng trưởng - Lân (P2O5hh): giúp điều hòa các chức năng sinh sản ra hoa kết trái - Kali (K2Ohh): giúp tạo và vận chuyển nhựa trổ hoa sinh trái.

Bánh dầu (bánh dầu đậu phộng, bánh dầu dừa, bánh dầu hạt cao su...) thường được dùng cho kiểng Bonsai vì nó làm cho màu lá đẹp hơn. Nên bón thêm kali với bánh dầu thì càng tốt có thể dùng bột xương, bột cá, tro gỗ, tro rơm - hòa với nước để tưới: một muỗng cà phê phân trong 15 lít nước tưới 15 ngày 1 lần.

Tuy nhiên người ta ưa dùng phân viên để trên mặt đất. Lấy phân bội tẩm nước nhồi thành viên nhỏ khoảng đầu ngón tay cái. Trung bình nếu đường kính của chậu là 10 - 15 cm thì dùng 1 muỗng cà phê phân bột để vo thành viên. Tuy nhiên số lượng chính xác thì còn tùy thuộc mùa, tuổi và chủng loại cây. Các cụm phân phải đặt ở vùng giữa bờ chậu và gốc cây, nếu đặt gần gốc thì có thể cháy rễ, nếu đặc gần bờ chậu thì có thể bị nước tưới cuốn trôi đi.

Cũng giống như trường hợp của đất, việc sử dụng phân để trồng Bonsai cũng có nhiều quan điểm khác nhau; một điều phân vân thường nghe nhắc đến là nên dùng phân hoá học là phân hữu cơ hay ngược lại để bón cho cây cảnh? muốn giải đáp điều nay thì phải xét đến thời gian mà cây cần để đồng hóa các nguyên tố trong phân bón. Phân hóa hoc̣ thì được đồng hóa nhanh, còn phân hữu cơ thì thường là tác động chậm và cần một hoặc hai tháng khi có hiệu quả đối với cây. Mặt khác, loại phân bón hữu cơ đặc hiệu cho Bonsai, mặc dầu không phải dễ tìm, nhưng không bao giờ gây ra những bất ngờ phiền phức.

Nguồn: Giáo trình nghề tạo dáng và chăm sóc cây cảnh - Bộ NN&PT NT [/tintuc]

Sản phẩm mua cùng